class="post-template-default single single-post postid-2505 single-format-standard lightbox lazy-icons nav-dropdown-has-arrow">

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh còn khá mới, bởi vậy thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, dẫn đến điều trị không đúng hướng, có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Bởi vậy, trong bào viết này Vân sẽ đơn giản hóa những kiến thức về căn bệnh này, để việc tiếp nhận thông tin bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Mời anh chị cùng tìm hiểu.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản, còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như axit HCl, pepsine, dịch mật… bị trào ngược lên thực quản, gây khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

1. Strees, căng thẳng kéo dài

Stress được coi là nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Khi stress kéo dài khiến dạ dày tăng axit HCl và Pepsine.

Stress kéo dài dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản
  • Pepsine tăng kích thích trào ngược.
  • Phá hủy các chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản,
  • Tạo co hội cho axit HCl tiếp xúc trực tiếp và phá hủy niêm mạc thực quản.
  • Gây áp lực và làm suy yếu chức năng của cơ thắt thực quản dưới, khiến triệu chứng trào ngược nặng thêm.

2. Ăn uống không khoa học

Dạ dày rất dễ bị kích ứng sản sinh nhiều axit, làm mất cân bằng môi trường trong dạ dày, gây triệu chứng trào ngược dạ dày. Những thói quen như:

  • Ăn đêm, ăn quá no, ăn hoa quả chua có tính axit khi quá đói.
  • Ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Hút thuốc lá, uống bia, rượu…
Ăn uống không khoa học tăng khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đó là những tác nhân gây bệnh, đồng thời khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bởi vậy, dù đã bị bệnh hay chưa mắc thì anh chị cố gắng khắc phục những thói quen không tốt ở trên nhé.

3. Do viêm loét dạ dày

Người bệnh viêm loét dạ dày rất dễ mắc thêm bệnh trào ngược dạ dày. Vì:

  • Khi tiếp xúc với thức ăn, các vết loét sẽ tiết axit nhiều hơn, dẫn đến trào ngược lên thực quản.
  • Dạ dày bị loét thường ứ trệ, gây áp lực đến cơ thắt thực quản, khiến cơ đóng mở bất thường, nên các dịch, axit dạ dày dễ trào lên thực quản.
Viêm loét dạ dày dễ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

4. Do bẩm sinh hoặc do tai nạn

Một số yếu tố bẩm sinh hoặc do bệnh tật có thể gây trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Chức năng cơ thắt thực quản dưới kém,
  • Người bệnh nhân bị sa dạ dày.
  • Bệnh nhân có thoát vị cơ hoành.

7 triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày có 7 triệu chứng điển hình, đó là:

  1. Ợ hơi lúc đói, ợ chua, ợ nóng kèm vị chua trong miệng.
  2. Buồn nôn, nôn, nhất là vào buổi sáng, khi đánh răng, khi ăn hay sau bữa sáng.
  3. Đau, tức ngực. Cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay nên thường bị nhầm là đau tim.
  4. Miệng nhiều nước bọt.
  5. Đau rát họng, ho đêm không lý do, thường bị nhầm với viêm họng.
  6. Cảm giác có đờm ngáng cổ, gây khó khăn khi nuốt.
  7. Đắng miệng, do trào ngược thực quản và trào ngược dịch mật.
Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Trào ngược dạ dày nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

1. Viêm hệ thống hô hấp

Axit có thể trào ngược lên tới đường hô hấp trên gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Một số bị khàn tiếng do axit tràn vào vùng hầu họng, làm dây thanh quản dày lên.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn có thể gây viêm tai và ăn mòn răng.

2. Hẹp thực quản

Axit trào ngược gây viêm loét thực quản. Khi các vết loét liền thì trở thành mô sẹo, làm hẹp thực quản gây tình trạng khó nuốt.

3. Barrett thực quản

Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư.

  • Nguyên nhân do axit dạ dày làm cho các tế bào ở vùng thấp thực quản bị thay đổi màu sắc, bị biến dạng.
  • Barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc.
  • Nếu có dấu hiệu Barrett dạ dày chuyển sang ung thư thì buộc phải can thiệp phẫu thuật.
Barrett thực quản

4. Ung thư thực quản

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày, có tỷ lệ tử vong cao. Bởi vậy, khi có các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thì anh chị hãy tìm ngay các giải pháp để điều trị càng sớm càng tốt nhé.

Giải pháp cho người bệnh trào ngược dạ dày

1. Điều trị bệnh

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Tức là làm tốt các vấn đề:

  1. Giảm strees, giảm căng thẳng thần kinh.
  2. Chữa lành tình trạng viêm loét dạ dày.
  3. Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày.
  4. Cân bằng axit dạ dày, chống trào ngược, làm giảm triệu chứng bệnh.
Sinh hoạt, ăn uống 1 cách khoa học mỗi ngày

Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc khoa học kết hợp tập luyện thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh này hiệu quả hơn.  

2. Khó khăn trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Giải pháp thường sử dụng để chữa trào ngược dạ dày là dùng thuốc giảm axit dịch vị. Tuy nhiên, điều trị bằng Tây y có những hạn chế:

  • Uống thuốc Tây lâu ngày sẽ làm giảm nồng độ axit xuống quá thấp, không đủ để tiêu hóa thức ăn.
  • Dùng thuốc lâu sẽ gây tình trạng nhờn thuốc.
  • Dùng thuốc tây lâu ngày dễ khiến vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
Uống thuốc tây điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Như vậy, uống thuốc Tây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể chữa khỏi hẳn bệnh. Do đó, sử dụng thuốc nam như tinh bột nghệ, gừng, đu đủ,… các bài thuốc dân chính là giải pháp hữu hiệu nhất để hoàn toàn thoát khỏi trào ngược dạ dày.
Xem ngay giá mua tinh bột nghệ nếu mọi người đã biết đến cách chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ nhé.

Anh chị có thể tham khảo cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam rất đơn giản mà có kết quả rất khả quan. Ở bài viết này Vân đã tìm hiểu và biên tập bài thành hướng dẫn chi tiết từng bước, rất dễ thực hiện. Chúc anh chị sớm khỏi bệnh!

Comments are closed.

DMCA.com Protection Status