Anh/chị đã biết điều này chưa? 70 – 90% dân số mắc bệnh dạ dày là do bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là khuẩn Hp).
Hãy đọc ngay những triệu chứng viêm dạ dày Hp sau.
Nếu cơ thể biểu hiện một hoặc nhiều hơn những triệu chứng ấy thì anh/chị có thể đã bị viêm dạ dày Hp.
Viêm dạ dày Hp là gì?
Trước khi đi vào các triệu chứng viêm dạ dày Hp, hãy cùng tìm hiểu qua viêm dạ dày Hp là gì và nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này nhé.
Thực ra, viêm dạ dày Hp là cách gọi chung cho tất cả các loại viêm dạ dày mà nguyên nhân là do vi khuẩn Hp trong dạ dày gây nên.
Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày tiết ra các chất làm phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ, tạo điều kiện cho axit bào mòn niêm mạc gây viêm, loét.

Tại sao chúng ta bị nhiễm vi khuẩn Hp?
Cho đến nay, chưa có lời giải đáp cho việc tại sao chúng ta bị nhiễm khuẩn Hp.
Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khuẩn Hp có thể lây lan qua đường hô hấp.
Do đó nếu như gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp thì người thân trong gia đình cũng có nguy cơ nhiễm Hp cao.

Theo thống kê, có tới 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% số người bị viêm, loét dạ dày – tá tràng và 1-3% bị ung thư dạ dày.
Triệu chứng viêm dạ dày Hp
Người nhiễm khuẩn Hp thông thường không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, khi loại vi khuẩn này tấn công dạ dày gây viêm loét, thường biểu hiện qua các triệu chứng:
- Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên
- Bụng đau nhiều hơn khi đói
- Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng
- Nôn khan, nôn buổi sáng sớm
- Chán ăn
- Ợ nhiều
- Đầy bụng
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Thiếu máu, da mặt xanh xao

Nếu cơ thể có một trong những triệu chứng trên, anh/chị đừng nên xem thường.
Hãy đến gặp bác sĩ để khám xem những biểu hiện ấy có phải là triệu chứng viêm dạ dày Hp hay không.
Nếu không chú ý, để kéo dài, bệnh viêm dạ dày Hp có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày Hp
Loét dạ dày – tá tràng
Vi khuẩn Hp làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tá tràng tạo cơ hội cho axit tấn công lớp niêm mạc gây ra các vết loét.
Ngoài ra, sự có mặt của khuẩn Hp kích thích cơ thể tiết chất kháng viêm, làm cho tình trạng các vết loét nghiêm trọng hơn.

Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày
Khuẩn Hp tồn tại lâu ngày trong các vết loét tiếp tục bào mòn lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày gây xuất huyết.
Nếu chúng tiếp tục ăn sâu vào lớp cơ, dạ dày sẽ bị thủng, dịch tràn ra ổ ruột, gây viêm nhiễm, đe dọa đến tính mạng.

Viêm dạ dày mãn tính
Tồn tại trong dạ dày, vi khuẩn Hp sẽ tạo ra chất kháng sinh để thích ứng với các loại thuốc khác nhau.
Do đó, nó gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính, buộc người bệnh phải sống chung cả đời.

Ung thư dạ dày
Ung thu dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm dạ dày Hp.
Khuẩn Hp tấn công dạ dày gây lở loét, viêm nhiễm. Lâu dần hình thành khối u trong dạ dày.
Người bệnh mắc ung thư dạ dày có nguy cơ tử vong rất cao do hiện nay hoàn toàn chưa có thuốc đặc trị ung thư dạ dày.

Các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Hp
Theo như đã nói ở trên, nguyên nhân cơ thể bị nhiễm khuẩn Hp là chưa xác định được.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đa chỉ ra được nguy cơ nhiễm khuẩn Hp tăng cao khi:
- Sống trong điều kiện đông đúc: do vi khuẩn Hp lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt, như dùng chung bát đũa, cốc chén, hôn…
- Sống trong môi trường, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh: do đó tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển.
- Sống với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Nếu gia đình bạn có người nhiễm khuẩn Hp thì bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm Hp từ người đó.
Nắm rõ các yếu tố trên giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm khuẩn Hp.
Làm thế nào để tiêu diệt vi khuẩn Hp nguy hiểm này?
Đầu tiên, anh/chị cần phát hiện những triệu chứng viêm dạ dày Hp càng sớm càng tốt. Khi phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Thứ hai, đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách.

Thông thường, người mắc bệnh viêm dạ dày Hp sẽ được điều trị bằng phác đồ ba thuốc, gồm hai loại kháng sinh và một loại thuốc giảm tiết axit, có thể kèm theo muối bismuth, bao phủ ổ loét.
Thời gian điều trị khoảng 2 tuần.
Tuy nhiên, hiệu quả điều trị thưởng chỉ đạt 61 – 94% do còn phụ thuộc vào tính kháng thuốc của vi khuẩn và sự tuân thủ của người bệnh.

Bệnh viêm dạ dày Hp có khả năng tái phát nhiều lần do khuẩn Hp nằm sâu dưới lớp nhầy, dễ dàng “lẩn trốn” thuốc đặc trị cũng như môi trường axit trong dạ dày làm mất tác dụng của thuốc.
Để hỗ trợ điều trị, tránh khuẩn Hp tái nhiễm, anh/chị có thể dùng thêm các thảo dược thiên nhiên có tính chống viêm, nổi bật là tinh bột nghệ do có chứa hoạt chất Curcumin.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 cho thấy hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng chống lại 65 loại khuẩn Hp.

Để biết được tại sao Curcumin trong nghệ lại có tác dụng tốt cho dạ dày đến vậy, mời anh/chị xem bài viết TẠI ĐÂY.
Hãy click vào LINK NÀY để biết được cách người mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày Hp lựa chọn loại tinh bột nghệ để điều trị bệnh.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, anh/chị sẽ chú ý hơn đến các biểu hiện có thể là triệu chứng viêm dạ dày Hp.
Nhanh chóng có những biện pháp chữa trị hiệu quả và kịp thời bệnh viêm dạ dày Hp là cách tốt nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.